29

05 / 2023

Hậu quả của doanh nghiệp nộp thuế không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh

Hậu quả của doanh nghiệp nộp thuế không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh

  • tong Law Office
  • 0 bình luận

Hiện nay nhiều chủ doanh nghiệp tiến hành hoạt động tại trụ sở, không được đăng ký trên giấy phép kinh doanh do không nắm rõ quy định của pháp luật

Vậy hậu quả đối với doanh nghiệp nộp thuế không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh khi bị cơ quan thuế phát hiện là gì?

1. Bị xử phạt vi phạm hành chính

2. Không được khấu trừ thuế GTGT đối với hóa đơn xuất tại điểm kinh doanh không đăng ký

3. Không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN với những chi phí liên quan tới địa điểm kinh doanh không đăng ký kinh doanh

4. Bị đóng mã số thuế

5. Không được đặt in hóa đơn

 

 

I. Các trường hợp cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký như sau:

– Quá thời hạn mà người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế

– Người nộp thuế không nhận văn bản của cơ quan thuế gửi qua bưu điện

– Cơ quan thuế nhận được thông tin bằng văn bản do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

– Người nộp thuế đã làm thủ tục chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi đi nhưng quá thời hạn theo quy định không đến làm thủ tục tại cơ quan thuế nơi đến

– Người nộp thuế không có thông tin phản hồi, không thực hiện các văn bản của cơ quan thuế

Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định, cơ quan thuế hoàn thành xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp phải thực hiện xác minh.

Trong trường hợp kết quả xác minh là người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các việc sau:

1. Lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế.

2. Cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên biên bản,

3. Đồng thời cập nhật trạng thái “Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.”

 

II. Hậu quả đối với doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký

Khi cơ quan thuế xác minh thấy doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì doanh nghiệp vi phạm sẽ:

1. Bị xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu hoạt động  kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Không được khấu trừ thuế GTGT đối với hóa đơn xuất tại điểm kinh doanh không đăng ký

Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định, cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các trường hợp:

– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; trừ trường hợp cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền.

Như vậy, đối với doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở đang hoạt động không trùng với địa chỉ trụ sở đã đăng ký thì hóa đơn xuất tại địa chỉ trụ sở đang hoạt động sẽ không được khấu trừ thuế GTGT.

3. Không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN với những chi phí liên quan tới địa điểm kinh doanh không đăng ký kinh doanh

Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Trừ các khoản chi không được trừ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nếu doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đăng ký, doanh nghiệp sẽ không được trừ các khoản trên khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Các khoản chi phí trên thực tế là: Chi phí thuê/sửa chữa nhà, văn phòng; Chi phí tiền điện nước; Chi phí khác liên quan tới văn phòng.

4. Bị đóng mã số thuế

Khi cơ quan thuế xác định là “người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”, sau một thời hạn nhất định, cơ quan thuế sẽ thực hiện đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế không được phép xuất hóa đơn, hóa đơn được xuất trong trường hợp này không có giá trị sử dụng.

5. Không được đặt in hóa đơn

Theo quy trình đặt in hóa đơn, doanh nghiệp phải nộp mẫu số 3.14 về việc đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong 5 ngày, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị đầy đủ biển công ty, hồ sơ pháp lý của công ty, văn bản xác nhận quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ trụ sở cũng như bàn ghế, sổ sách và các vật dụng khác liên quan chứng minh công ty có hoạt động. Nếu doanh nghiệp không có hoạt động thực tế tại địa điểm đăng ký thì  không được chấp thuận được in hóa đơn.

Nguồn:chinhphu.vn

PQLAW Team.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: